Trong những năm gần đây, người ta đã quan tâm rất nhiều vào đường và những ảnh hưởng có hại có chúng cho sức khỏe con người.
Lượng đường tinh luyện có liên quan đến các tình trạng như béo phì, tiểu đường tuýp II và bệnh tim. Tuy nhiên, nó có mặt trong rất nhiều loại thực phẩm, khiến việc tránh nó trở nên đặc biệt khó khăn.
Đường tinh luyện là gi?
Đường tinh luyện được tạo ra bằng cách chiết xuất và chế biến đường tự nhiên có trong thực phẩm như ngô, củ cải đường và mía. Quá trình chiết xuất này có sự tham gia của các chất hóa học để loại bỏ các tạp chất trong đường thô và làm cho đường tinh luyện có màu trắng. Đường tinh luyện sau đó được thêm vào thực phẩm cho nhiều mục đích khác nhau, bao gồm cả việc tăng hương vị.
Tác hại của đường tinh luyện với sức khỏe:
Tiêu thụ một lượng lớn đường tinh luyện, đặc biệt là ở dạng đồ uống có đường, luôn có liên quan đến béo phì và mỡ bụng dư thừa, một yếu tố nguy cơ dẫn đến các bệnh như tiểu đường và bệnh tim.
Đặc biệt, thực phẩm giàu HFCS (xiro ngô có hàm lượng đường cao – một loại đường tinh luyện) có thể khiến bạn kháng leptin, một loại hormone báo hiệu cho cơ thể bạn khi nào nên ăn và khi nào nên dừng. Điều này có thể giải thích phần nào mối liên hệ giữa đường tinh luyện và bệnh béo phì
Nhiều nghiên cứu cũng liên kết chế độ ăn nhiều đường bổ sung với nguy cơ mắc bệnh tim
Ngoài ra, chế độ ăn giàu đường tinh luyện thường có liên quan đến nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường loại 2, trầm cảm, mất trí nhớ, bệnh gan và một số loại ung thư.
Làm thế nào để tránh đường tinh luyện?
Đường tinh luyện được thêm vào nhiều loại thực phẩm đóng gói. Do đó, kiểm tra nhãn thực phẩm là một cách giúp giảm lượng đường tinh chế trong chế độ ăn uống của bạn.
Đường tinh luyện trong thực phẩm được thể hiện dưới nhiều tên gọi khác nhau. Phổ biến nhất là xi-rô ngô có hàm lượng fructose cao, đường mía, nước mía, xi-rô gạo, mật đường, caramel và hầu hết các thành phần kết thúc bằng -ose, chẳng hạn như glucose, maltose hoặc dextrose.
Dưới đây là một số loại thực phẩm thường chứa đường tinh luyện:
Đồ uống, nước ngọt đóng chai.
Thực phẩm, bánh kẹo đóng gói
Đồ hộp: đậu nướng, rau và trái cây đóng hộp, v.v.
Lớp phủ bánh mì: trái cây xay nhuyễn, mứt, bơ hạt, phết, v.v.
Thực phẩm ăn kiêng: sữa chua ít béo, bơ đậu phộng ít béo, nước sốt ít béo, v.v.
Thức ăn chế biến sẵn: pizza, thức ăn đông lạnh, mac và pho mát, v.v.
Ăn ít hơn những thực phẩm đã qua chế biến này và thay vào đó chọn những thực phẩm nguyên chất, ít qua chế biến sẽ giúp giảm lượng đường tinh luyện trong chế độ ăn uống của bạn.
Bạn có thể giảm lượng ăn vào hơn nữa bằng cách giảm sử dụng chất làm ngọt như đường ăn, xi-rô cây thùa, đường nâu, xi-rô gạo và đường dừa, ở Việt Nam, đường phên chính là sản phẩm thay thế đường tinh luyện tốt nhất.
Hương vị ngọt ngào được hầu hết mọi người ưa thích, việc từ bỏ thói quen sử dụng quá nhiều đường trong khẩu phần ăn hàng ngày là vô cùng khó khăn. Tuy nhiên, từ bỏ đường từng chút một mỗi ngày, bắt đầu bằng việc hạn chế tiêu thụ đường tinh luyện chính là cách để bảo vệ sức khỏe của chính bản thân bạn.
Sưu tầm và dịch.
Nguồn tham khảo:
https://www.healthline.com/nutrition/refined-sugar#:~:text=Refined%20sugars%20may%20increase%20your,and%20certain%20types%20of%20cancer.